Các vấn đề về kê khai thuế doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Công ty, em đang kinh doanh mỹ phẩm nhỏ theo hộ kinh doanh và mới mở bán gần đây. Liệu em có phải nộp thuế môn bài khi vừa bắt đầu mở bán không ạ? Và nộp ở đâu?

Luạt Trường Thành trả lời:

Thứ nhất, về mức nộp thuế môn bài

Vì anh/chị là hộ kinh doanh và đang thực hiện hoạt động kinh doanh do đó anh/chị có trách nhiệm nộp thuế môn bài theo quy định. Tuy nhiên, tùy vào doanh thu để nộp theo từng mức khác nhau. Căn cứ vào khoản 2,3,4,5 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về nộp thuế môn bài với cá nhân kinh doanh như sau:

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

4. Tổ chức quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

5. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Ngoài ra, nếu như anh/chị mới kinh doanh và mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì được miễn nộp thuế môn bài quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 139/2016/NĐ-CP : “Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống”

Như vậy, Dựa trên thực tế doanh thu của anh/chị để thực hiện nộp thuế môn bài.

Thứ hai, về cơ quan có trách nhiệm thu thuế môn bài

Căn cứ theo khoản 1, Điều 28 Thông tư số 156/2013/TT-BTC

“1. Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, vào ngân sách nhà nước

a) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

b) Tại Kho bạc Nhà nước;

c) Tại cơ quan thuế quản lý thu thuế;

d) Thông qua tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế;

Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế quản lý thu thuế, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế (gọi chung là cơ quan, tổ chức thu tiền thuế) có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ, công chức, nhân viên thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt kịp thời vào ngân sách nhà nước.”

Xem thêm

Câu hỏi: Nếu công ty tôi ứng trước 70$, người lao động mang hóa đơn chỉ tương ứng 50$ thì 50$ đó có bị tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Nếu nhân viên được nhận luôn 20$ còn lại thì 20$ còn lại có tính thuế TNCN không?

Luật Trường Thành trả lời:

Trường hợp 70$ là thu nhập chịu thuế thì không phải tính thuế TNCN trên phần tạm ứng là 70$ mà phải tính thuế TNCN dựa trên tổng số tiền lương người lao động nhận được đã bao gồm số tiền 70$ đó.

Việc có tính thuế TNCN hay không không phụ thuộc vào việc có hóa đơn đối với 50$ và 20$ hay không.

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, công ty bạn đã “ứng trước” cho người lao động, vì vậy có sự ràng buộc giữa quyền và nghĩa vụ giữa hai bên nên có thể trường hợp của bạn là công ty tạm ứng tiền lương, tiền công cho người lao động.

Trường hợp này bạn đã tạm ứng 70$ tiền lương cho người lao động trong đó 50$ có hóa đơn xác nhận còn 20$ không được xác nhận tại bất kỳ giấy tờ tài liệu nào.

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 không quy định riêng về trường hợp tiền lương, tiền công tạm ứng mà chỉ quy định “Thu nhập từ tiền lương, tiền công” là khoản thu nhập chịu thuế theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Như vậy, không phân biệt là số tiền tạm ứng trên được ứng cho tháng nào, thời gian nào mà chỉ cần số tiền đó được công ty bạn trao cho người lao động tại thời điểm nào thì sẽ được coi đó là thu nhập của người đó phát sinh tại thời điểm đó.

Căn cứ tính thuế:

Đối với trường hợp người lao động của công ty bạn là cá nhân cư trú, theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì “Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ.”

Đối với trường hợp người lao động của công ty bạn là cá nhân không cư trú, theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế được xác định bằng “thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và thuế suất”.

Như vậy, việc số tiền 70$ trên có tính thuế TNCN không, không phụ thuộc vào việc có hóa đơn xác nhận hay không mà phụ thuộc việc thu nhập trên có thuộc thu nhập tính thuế, thu nhập chịu thuế hay không.

Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là loại thu nhập chịu thuế TNCN. Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế bao gồm:

- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ các khoản b.1 đến b.11);

- Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật…;

- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát…;

- Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức;

- Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán (trừ các khoản e.1 đến e.4).

Xác định thu nhập tính thuế

Xác định tính thuế TNCN đối với người lao động là cá nhân cư trú theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/TT-BTC và đối với người lao động là cá nhân không cư trú theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 111/TT-BTC

Cụ thể:

- Đối với trường hợp người lao động của công ty bạn là cá nhân cư trú:

Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC “Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ [...]” Theo đó, sau khi đã tính được mức thu nhập tính thuế đã bao gồm khoản tiền tạm ứng thì sẽ dựa vào biểu thuế suẩt để tính thuế phải nộp.

- Đối với trường hợp người lao động của công ty bạn là cá nhân không cư trú:

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20% (khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Như vậy, trong trường hợp này thì công ty phải nộp thuế đối với phần thu nhập chịu thuế đã bao gồm khoản tạm ứng chịu thuế mà không có trường hợp ngoại lệ.

Xem thêm