CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI LẬP HÓA ĐƠN KHI NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC CỦA BÊN MUA HÀNG

  1. Về lập hóa đơn, theo TT39 thì:

 Đối với bán hàng hóa: Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng hóa nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Đối với cung ứng dịch vụ: Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành công việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hày chưa thu được tiền, Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trược hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

  1. Về thời điểm xác định thuế GTGT theo TT219 thì:
  • Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
  1. Thực tế xảy ra một số trường hợp.
  • Lập hóa đơn sau ngày bán hàng hóa.
  • Bên bán hàng lập hóa đơn sau ngày bán hàng hóa ( đã  giao hàng) nếu cùng tháng (quý) thì phạt về hành vi lập hóa đơn sai thời điểm.
  • Bên bán hàng lập hóa đơn sau ngày bán hàng hóa ( đã giao hàng) nếu khác tháng ( DN kê khai tháng), Nếu khác quý ( DN kê khai theo quý) thì bị phạt về hành vi lập hóa đơn sai thời điểm và phạt chậm nghĩa vụ thuế GTGT.
  • Bên bán hàng lập hóa đơn sau ngày bán hàng hóa ( đã giao hàng ) nếu khác năm thì bị phạt về hành vi lập hóa đơn sai thời điểm, phạt chậm nghĩa vụ thuế GTGT và trốn thuế TNDN.
  • Lập hóa đơn trước ngày giao hàng hóa (trừ trường hợp thu tiền trước đối với cung ứng dịch vụ như đã nêu ở trên)

Bên bán hàng lập hóa đơn cho bên mua hàng trước khi  giao hàng nếu khác tháng (quý) thì đây là hóa đơn lập khống ( không phát sinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng lập hóa đơn bán hàng ), bên nhận hóa đơn kê khai khấu trừ thuế không đúng quy định. Nếu khác năm thì bên nhận hóa đơn có thể tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

      Bên lập hóa đơn có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC đới với hành vi lập khống hóa đơn.